Danh mục

Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều

17/11/2022

những-điều-cha-mẹ-cần-biết-khi-trẻ-bị-cảm-lạnh-nôn-nhiều

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều là tình trạng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi do virus gây ra. Bệnh gây khó chịu cho trẻ, giảm khả năng vận động và học tập. Nếu không được điều trị dứt điểm có thể khiến sức khỏe của trẻ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản…

Vậy khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì để chăm sóc trẻ được tốt nhất? Cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

 

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra. Rhino virus là thủ phạm chính gây ra bệnh cảm lạnh trong số hơn 200 loại virus gây cảm lạnh khác. Vì bệnh cảm lạnh do virus gây ra nên không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Thông thường, bệnh cảm lạnh không đáng lo ngại, có thể tự khỏi mà không cần điều trị nếu cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ tại nhà. Tuy nhiên bệnh sẽ gây nguy hiểm đối với những trường hợp trẻ nhỏ bị suy giảm hệ miễn dịch.

 

Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh

Trẻ nào cũng có nguy cơ bị mắc cảm lạnh. Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn:

  • Thời tiết thay đổi, tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh.
  • Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bị cảm lạnh.
  • Trẻ chạm vào đồ vật, đồ chơi bị dính virus gây cảm lạnh.
  • Trẻ bị dị ứng thời tiết, hệ miễn dịch suy giảm.

những-điều-cha-mẹ-cần-biết-khi-trẻ-bị-cảm-lạnh-nôn-nhiều

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Các triệu chứng khi trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều có thể kể đến như:

  • Chảy nước mắt, nước mũi.
  • Hắt xì.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Có thể bị sốt.
  • Ho.
  • Đau họng.

Virus cảm lạnh có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của xoang, họng, phế quản… Có một số trường hợp cảm lạnh còn gây ra tiêu chảy, nôn mửa ở trẻ nhỏ.

Vào những ngày đầu khi xuất hiện triệu chứng cảm lạnh, trẻ có thể cảm thấy khó chịu vì cơ thể mệt mỏi, đau đầu nên sẽ quấy khóc. Sau khi chất nhầy ở mũi cô đặc lại trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

 

Những biến chứng mà trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều có thể gặp

Những biến chứng trẻ có thể gặp phải khi bị cảm lạnh có thể kể đến như:

  • Viêm tai cấp tính: là một biến chứng thường gặp khi trẻ bị sốt cảm lạnh. Nếu không có cách xử trí phù hợp có thể dẫn tới viêm tai.
  • Hen suyễn: Cảm lạnh sẽ làm khởi phát cơn hen đối với những cơ địa có tiền sử bị hen, triệu chứng của cảm lạnh cũng sẽ kéo dài hơn bình thường.
  • Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Tuy cảm lạnh thông thường không đáng ngại, nhưng dịch mũi có thể làm tắc nghẽn xoang mũi, tạo điều kiện cho virus phát triển dẫn tới viêm xoang, nhiễm trùng xoang mũi.
  • Viêm họng, viêm phổi: Tình trạng bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng thường gặp ở hầu hết các trẻ có các dấu hiệu cảnh báo như đau họng, sưng họng, sưng amidan…

những-điều-cha-mẹ-cần-biết-khi-trẻ-bị-cảm-lạnh-nôn-nhiều

Trẻ bị cảm lạnh nên làm gì?

Thông thường trẻ bị sốt cảm lạnh sau 10 – 14 ngày sẽ tự biến mất. Tuy nhiên cảm lạnh khiến trẻ mệt mỏi. Để giảm bớt sự khó chịu khi bé bị cảm lạnh, cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp chăm sóc sau đây:

  • Cho trẻ uống nhiều nước hoặc sữa (tránh những loại nước có ga) và đồ ăn dạng lỏng như cháo, súp, canh… Điều này giúp cơ thể giữ được nước.
  • Đảm bảo cho trẻ được nghỉ ngơi thoải mái.
  • Sử dụng các bài thuốc dân gian như: chanh đào ngậm mật ong, massage gan bàn chân bằng dầu nóng… (chú ý không dùng mật ong cho trẻ sơ sinh) để giúp trẻ giảm ho.
  • Vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý 0,9% cho bé bị cảm lạnh hoặc dùng dụng cụ hút mũi khi bé bị chảy nước mũi nhiều.
  • Dùng máy phun sương để tăng độ ẩm cho phòng, giúp trẻ không bị khô mũi và dễ thở hơn.
  • Cho trẻ ở trong phòng kín gió và tắm bằng nước ấm cho trẻ.

những-điều-cha-mẹ-cần-biết-khi-trẻ-bị-cảm-lạnh-nôn-nhiều

Khi nào cần đưa trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều đi khám bác sĩ?

Bé bị cảm lạnh cần đưa đến bác sĩ khi trẻ gặp tình trạng sau:

  • Sau 5 ngày tình trạng bệnh cảm lạnh không thấy có cải thiện.
  • Nhiệt độ trên 38 độ C nếu bé dưới ba tháng và trên 39 độ C nếu bé dưới sáu tháng tuổi kèm phát ban.
  • Bé gặp phải các vấn đề về đường hô hấp: khó thở, thở gấp, thở rút lõm ngực…
  • Da tái xanh, môi nhợt nhạt.
  • Đi tiểu ít, mất nước.
  • Cơn ho dai dẳng, kéo dài nhiều ngày không dứt.
  • Dịch mũi/đờm có màu xanh, vàng hoặc lẫn với máu.
  • Thường xuyên nôn, ọc sữa, quấy khóc không rõ nguyên nhân.
  • Tiêu chảy.

 

Phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ

Cách tốt nhất để phòng ngừa trẻ bị sốt cảm lạnh chính là nâng cao sức đề kháng với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Rửa tay thường xuyên cũng là cách để phòng tránh nhiều bệnh do virus, vi khuẩn gây ra, trong đó có bệnh cảm lạnh. Ngoài ra cha mẹ hãy giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để virus cảm lạnh ít có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Dạy trẻ che miệng khi ho, hắt hơi và xì mũi bằng khăn giấy, hạn chế đưa trẻ tới nơi đông người.

 

Qua bài viết Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều Gabe hy vọng sẽ giúp cho cha mẹ có thêm thông tin để có phương pháp điều trị phù hợp khi bé bị cảm lạnh.

Nếu thấy bài viết hay và thú vị hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

 

Liên hệ với Gabe:

• Website: gabe.vn

• Fanpage: Gabe.vn

• Địa chỉ: Số 77, ngõ 46, đường Việt Bắc, Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
• Hotline: 02082233999
• Email: lienhe@gabe.vn

 

 

Share: