Yêu cầu đăng nhập
Bạn cần đăng nhập để xem mục này
Đăng nhập07/10/2021
Diễn biến phức tạp của thời tiết, chuyện nắng mưa thất thường của ông trời khiến các bà mẹ trẻ vẫn lo lắng khôn nguôi. Thay đổi thời tiết là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, làm dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ sức đề kháng yếu. Thời tiết giao mùa là khoảng thời gian con nhỏ hay bị mắc bệnh, nhất là những bệnh hô hấp.
Để giảm thiểu số lần mắc bệnh cho trẻ, các mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa đúng đắn. Vậy những bệnh nào thường gặp khi thay đổi thời tiết?, nên làm gì để bảo vệ trẻ khi thời tiết thay đổi đột ngột?
Nếu bạn có chung thắc mắc trên thì cùng với Gabevn đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.
Tháng 11 là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, khu vực phía Nam mưa nắng bất chợt, khí trời se lạnh vào buổi sáng sớm; trong khi phía Bắc bắt đầu xuất hiện những đợt gió lạnh kèm theo tiết trời hanh khô là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnh như:
Cảm cúm, viêm mũi dị ứng, sởi, chân tay miệng, viêm đường hô hấp hay trở nặng các bệnh mạn tính...
Trời đang nắng tự dưng lại đổ mưa đột ngột, đồng thời những triệu chứng bất thường về sức khỏe bắt đầu rũ rượi kéo đến với cơ thể bé yêu non mơn mởn.
Điều đó làm ba mẹ hoảng hốt và lo lắng. Nhưng ba mẹ biết không?. “Bị ốm” là một phần của quá trình trưởng thành, đó là cách mà hệ miễn dịch của con học hỏi, không ngừng trau dồi lớn mạnh để chống lại những tác nhân gây bệnh khác sau này.
Ba mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến bệnh nhi để nhận biết được khi nào là cần tới sự giúp đỡ của bác sĩ .
Bệnh do vi rút gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
Cúm là bệnh về đường hô hấp, lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh. Biểu hiện của người mắc cúm thường gặp bao gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho và đau họng. Kèm theo các triệu chứng sốt, đau mỏi các cơ và mệt mỏi.
Sởi là bệnh truyền nhiễm do vi rút sởi gây ra và là một trong các loại bệnh thường gặp vào thời điểm mùa thu.
Bệnh sởi có các biểu hiện đặc trưng là sốt, phát ban, ho, mắt đỏ (viêm kết mạc mắt), chảy nước mũi; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não... dễ dẫn đến tử vong.
Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm với các dịch tiết đường hô hấp có chứa mầm bệnh.
Với trẻ mắc bệnh sởi, cha mẹ không nên kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn… Bởi khi trẻ không được ăn đủ chất sẽ khiến bệnh kéo dài; còn kiêng gió, kiêng nước khiến trẻ không đảm bảo vệ sinh làm tăng tỷ lệ viêm phổi và các bệnh viêm đường hô hấp khác.
Tay chân miệng cũng là bệnh phổ biến vào tháng 9, tháng 10 và tháng 11 hằng năm.
Khi thời tiết biến đổi phức tạp. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh do vi rút gây ra, triệu chứng xuất hiện đầu tiên thường là sốt.
Vì thế, ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu, cần đưa trẻ đi khám để xác định xem hiện tượng nóng sốt ở trẻ là do loại bệnh lý nào để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Trong thời khắc giao mùa, sự thay đổi của nhiệt độ và sự hiện diện của những tác nhân gây dị ứng trong môi trường như phấn hoa, cây cỏ, nấm mốc sẽ làm cho những người có cơ địa nhạy cảm bị viêm mũi dị ứng với biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi liên tục.
Tình trạng dị ứng có thể ảnh hưởng lên mắt gây ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Mặc dù bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa là điều kiện cho các loại vi rút phát triển, phân tán trong không khí và xâm nhập vào cơ thể gây bệnh đặc biệt là hệ hô hấp như bệnh viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi...
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng có mần bệnh. Biểu hiện thường gặp là người bệnh có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.
Thời tiết thay đổi đột ngột được các chuyên gia ví như “kẻ thù” của sức khỏe vậy. Khó khăn chồng chất khó khăn khi mà một bên là sự phát triển không ngừng nghỉ của vi khuẩn, virus, một bên là hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh của trẻ. Nhưng ba mẹ đừng nản lòng nhé, hãy tham khảo các biện pháp dự phòng dưới đây.
Ba mẹ cần lưu ý : Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch cho trẻ (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: Cúm, sởi, rubella, ho gà…).
Giữ ấm cơ thể: Thời tiết giao mùa thường diễn biến thất thường, nóng lạnh có thể luân phiên thay đổi ngay trong một ngày.
Vì thế ba mẹ cần chuẩn bị quần áo cho bé sao cho thật phù hợp. Mẹ cho trẻ mặc những bộ quần áo thích hợp để giữ ấm cho cơ thể trẻ nhất là ở những vị trí quan trọng như tay, chân, đầu, cổ...
Mẹ hãy dặn dò bé hoặc có thể nhờ cô giáo nhắc nhở khi bé đi học vì bé nhỏ thường mải chơi nên hay quên.
Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng.
Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Các loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.
Luyện tập nhiều hơn: Để tăng sức đề kháng của cơ thể, cần luyện tập nhiều hơn vào những ngày giao mùa. Sự thay đổi nhiệt độ giữa hai mùa sẽ khiến dễ có nguy cơ bị cảm lạnh vào những buổi sáng và buổi tối. Chính vì thế, khi luyện tập, nên chú ý việc lựa chọn trang phục phù hợp với nhiệt độ của môi trường.
Hạn chế cho trẻ đến chốn đông người hoặc tiếp xúc với người bị ốm..
Tập cho trẻ thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài. Đeo khẩu trang để phòng bệnh là một việc đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa vi rút, vi khuẩn lây qua đường hô hấp. Khi bản thân có các triệu chứng như hắt hơi, ho… nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác.
Ở những hộ gia đình có điều hòa, 24-26 độ là nhiệt độ thích hợp đối với trẻ. Và đừng quên vệ sinh điều hòa thường xuyên để giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cho trẻ.
Tùy vào độ tuổi của trẻ mà ba mẹ nên cho trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Giữ tâm trạng tốt: Việc thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần. Ba mẹ hãy cùng bé quan tâm tới sức khỏe tinh thần, giữ cho tâm trạng thoải mái và tích cực
- Ba mẹ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cho trẻ. Bé lớn hơn một chút, ba mẹ nên tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi chơi đồ chơi.
- Vệ sinh mũi, hầu họng cho trẻ mỗi tối với dung dịch nước muối pha loãng.
- Ba mẹ nên xử lý những nơi ẩm thấp, kém thông thoáng trong nhà. Giữ sàn nhà sạch sẽ thường xuyên...
- Nên chọn thời điểm ít lạnh nhất trong ngày để tắm cho con. Tắm nhanh bằng nước ấm khi thời tiết trở lạnh. Lau khô người và mặt áo quần vào ngay để tránh bị nhiễm lạnh.
“Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Dẫu biết ba mẹ đã tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp dự phòng nhưng con yêu của bạn vẫn có khả năng mắc bệnh một vài lần mỗi khi thời tiết thay đổi. Nhưng nếu ba mẹ chủ quan, lơ là trong công tác phòng bệnh bảo vệ sức khỏe cho trẻ yêu, trẻ sẽ đau ốm thường xuyên hơn thế. Và hãy cho trẻ đi khám khi có sự thay đổi bất thường kéo dài ba mẹ nhé.
Qua bài viết 5 BỆNH TRẺ THƯỜNG MẮC KHI THAY ĐỔI THỜI TIẾT Gabe mong rằng bạn sẽ đưa ra được thật nhiều cách để bảo vệ trẻ khi giao mùa.
Nếu thấy bài viết 5 BỆNH TRẺ THƯỜNG MẮC KHI THAY ĐỔI THỜI TIẾT hay và thú vị hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.
• Website: gabe.vn
• Fanpage: Gabe.vn
• Địa chỉ: Số 77, ngõ 46, đường Việt Bắc, Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
• Hotline: 02082233999
• Email: lienhe@gabe.vn