Danh mục

Giải mã tình trạng trẻ bị ho sổ mũi kéo dài là bệnh gì?

14/12/2022

giải-mã-tình-trạng-trẻ-bị-ho-sổ-mũi-kéo-dài-là-bệnh-gì

Trẻ nhỏ thường mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm do hệ hô hấp chưa được cấu tạo hoàn thiện. Khi thấy trẻ bị ho sổ mũi kéo dài có thể đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đã mắc các bệnh về đường hô hấp.

Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho có đờm sổ mũi? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

 

Thế nào được gọi là ho sổ mũi kéo dài?

Nếu trẻ ho liên tục từ 4 tuần trở lên thì được gọi là ho kéo dài. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và nghỉ ngơi của trẻ, khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn rầu, ngủ không ngon, hay bị thức giấc về đêm.

 

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho có đờm sổ mũi

Phản ứng của cơ thể trước sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn khác nhau khiến trẻ bị ho sổ mũi

Ho thường được chia làm 2 loại chính: Ho khan là dấu hiệu khi bị viêm mũi họng và ho có đờm hay gặp khi bị viêm thanh khí quản. Một số nguyên nhân thường thấy gây ra tình trạng bao gồm:

 

Cảm lạnh

Thời tiết chuyển mùa khiến nhiệt độ trong ngày thay đổi nhanh chóng, độ ẩm tăng cao dẫn đến việc trẻ dễ bị cảm lạnh. Ngoài ra khi thời tiết lạnh, cha mẹ thường có thói quen mặc cho trẻ rất nhiều quần áo ấm khiến trẻ dễ đổ mồ hôi trong lúc ngủ cũng dễ khiến trẻ bị cảm lạnh.

Khi bị cảm lạnh, trẻ sẽ cảm thấy đau rát, ngứa cổ họng, khó nuốt nước bọt, ho… Sau đó các triệu chứng trẻ bị sốt ho có đờm, nghẹt mũi sẽ xuất hiện.

giải-mã-tình-trạng-trẻ-bị-ho-sổ-mũi-kéo-dài-là-bệnh-gì

Cảm cúm

Triệu chứng của cảm cúm có vài đặc điểm tương đồng với cảm lạnh nên nhiều người thường nhầm lẫn chúng với nhau. Ngoài các đặc điểm như sổ mũi, đau rát họng, cơ thể uể oải thì trẻ bị cảm cúm thường bị sốt cao từ 38 – 39 độ C.

 

Viêm phổi, viêm phế quản

Do hệ hô hấp còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ em là đối tượng dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Khi trẻ bị viêm phổi, viêm phế quản thường có dấu hiệu như khó thở, ho, sổ mũi, sốt cao, người mệt mỏi khó chịu, lười ăn.

 

Viêm mũi dị ứng, viêm xoang

Trẻ bị ho sổ mũi có thể do yếu tố khí hậu, môi trường (phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật,…), dịch tiết ở mũi chảy xuống họng gây kích ứng phản xạ ho.

 

Hen phế quản

Là một loại bệnh lý viêm phế quản mãn tính khá phổ biến trên thế giới và đang có chiều hướng gia tăng. Khi trẻ bị mắc bệnh thường bị ho khan nhiều đợt, ho thành từng cơn đi kèm với triệu chứng tức ngực, khó thở, thở khò khèn.

 

Trào ngược dạ dày

Xảy ra khi axit dạ dày bị thoát ra ngoài, trào ngược trở lại thực quản, gây kích ứng cho niêm mạc thực quản, đó chính là bệnh trào ngược dạ dày. Trong khi ăn, sau khi ăn xong hoặc nằm xuống trẻ bị ho có đờm đi kèm với ợ chua hoặc buồn nôn.

 

Cách chăm sóc trẻ bị ho sổ mũi kéo dài đúng cách

Để cải thiện tình trạng trẻ bị sốt ho có đờm, cha mẹ có thể thực hiện một số phương pháp chăm sóc trẻ tại nhà như sau:

 

Vệ sinh mũi hàng ngày

Trẻ bị ho sổ mũi nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng sang viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa. Hơn nữa, đờm bị vướng ở mũi và họng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.

Cha mẹ nên vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý để nhanh chóng làm loãng đờm, thông đường thở. Trước khi vệ sinh mũi cần phải làm sạch dịch tiết có trong mũi để tránh bị trào ngược lại bên trong.

giải-mã-tình-trạng-trẻ-bị-ho-sổ-mũi-kéo-dài-là-bệnh-gì 

Giữ ấm trẻ

Khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, trẻ cần được giữ ấm cơ thể bằng quần áo dài tay, đội mũ ấm và đi tất. Một lưu ý cho cha mẹ đó là chỉ nên giữ ấm cho trẻ vừa đủ, nếu mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp chăn dày sẽ khiến trẻ ra mồ hôi và bị thấm ngược trở lại khiến cơ thể nhiễm lạnh.

 

Vỗ lưng long đờm

Đầu tiên giữ trẻ nằm nghiêng, sau đó mẹ dùng tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ từ phổi đến cổ với lực không quá mạnh để hướng đờm từ dưới lên miệng. Thực hiện động tác 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần từ 2 – 3 phút để làm sạch đờm cho trẻ.

 

Chế độ dinh dưỡng

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bị ho có đờm sổ mũi bằng những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.

Trẻ đang bú mẹ cần được bú nhiều hơn vì trong sữa mẹ có chứa các kháng thể tự nhiên giúp bổ sung sức đề kháng.

 

Phòng ngừa tình trạng trẻ bị ho sổ mũi kéo dài

Cha mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng trẻ bị sốt ho có đờm tại nhà theo một số phương pháp sau:

  • Tiêm vaccine cúm hoặc viêm phổi cho trẻ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Cho trẻ ăn theo chế độ dinh dưỡng khoa học, rèn luyện thói quen thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh những tác nhân dễ gây kích ứng như: lông thú, bụi bẩn, khói thuốc lá…

giải-mã-tình-trạng-trẻ-bị-ho-sổ-mũi-kéo-dài-là-bệnh-gì

Qua bài viết Giải mã tình trạng trẻ bị ho sổ mũi kéo dài là bệnh gì? Gabe hy vọng sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến trẻ bị ho có đờm sổ mũi, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả.

Nếu thấy bài viết hay và thú vị hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

 

Liên hệ với Gabe:

• Website: gabe.vn

• Fanpage: Gabe.vn

• Địa chỉ: Số 77, ngõ 46, đường Việt Bắc, Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
• Hotline: 02082233999
• Email: lienhe@gabe.vn

 
Share: