Danh mục

Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón lâu ngày

01/12/2022

những-biến-chứng-nguy-hiểm-khi-trẻ-bị-táo-bón-lâu-ngày

Trẻ bị táo bón lâu ngày là tình trạng thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên đây chính là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây nên một số hậu quả nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Vậy nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón lâu ngày là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

 

Táo bón là gì?

Trẻ bị táo bón có thể được định nghĩa bằng tình trạng trẻ có tần suất đi đại tiện ít hơn mức bình thường, chất phân khô và rắn gây đau rát trong quá trình đi vệ sinh, hậu môn thường bị sưng đỏ thậm chí là rớm máu và khoảng cách giữa các lần đi cách nhau khá lâu.

Theo nghiên cứu, số lần đi vệ sinh của trẻ nhỏ ở mỗi độ tuổi là khác nhau. Cha mẹ có thể tham khảo số lần đi vệ sinh của từng lứa tuổi theo tiêu chuẩn như sau:

  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi: Thường đi vệ sinh 2 – 3 lần/ngày. Nếu trẻ chỉ đi đại tiện 1 lần/ngày, tuy nhiên phân không bị khô cứng, không gây đau rát và khối lượng bình thường thì đây cũng không phải biểu hiện trẻ nhỏ bị táo bón lâu ngày.
  • Trẻ trên 12 tháng tuổi: Thường đi vệ sinh ít nhất 1 lần/ngày. Nếu trẻ đi đại tiện nhiều lần nhưng phân khô rắn, lượng phân ít thì chính là dấu hiệu của trẻ bị táo bón.

những-biến-chứng-nguy-hiểm-khi-trẻ-bị-táo-bón-lâu-ngày

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị táo bón lâu ngày

Theo ý kiến của các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón nặng, trong có đó 2 nhóm nguyên nhân chính: Nguyên nhân chức năng và nguyên nhân bệnh lý.

 

Nguyên nhân chức năng

  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Trẻ được cha mẹ cho ăn những thức ăn đặc, cứng, uống ít nước và sữa dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng khiến trẻ bị táo bón nặng. Ngoài ra nếu cha mẹ bổ sung quá nhiều hoặc quá ít trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ cũng có thể khiến trẻ nhỏ bị táo bón lâu ngày.
  • Trẻ thường nhịn đi vệ sinh: Khi trẻ nhịn đi vệ sinh thì phân ở trong ruột bị tích tụ lại lâu khiến trẻ gặp khó khăn trong việc đi ngoài.
  • Trẻ ít vận động: Thói quen ít vận động làm hạn chế khả năng đào thải và bài tiết độc tố của cơ thể dẫn đến tình trạng táo bón.
  • Lạm dụng thuốc: Việc sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị các chứng bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm đường hô hấp … trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón lâu ngày.
  • Trẻ uống sữa không phù hợp: Khi cha mẹ tự ý pha sữa không theo công thức hướng dẫn, sữa pha quá đặc hoặc tỉ lệ nước và sữa không đúng cũng có thể khiến trẻ bị táo bón kéo dài.

những-biến-chứng-nguy-hiểm-khi-trẻ-bị-táo-bón-lâu-ngày

Nguyên nhân bệnh lý

  • Trẻ nhỏ bị mắc các bệnh như cường giáp, tuyến giáp sẽ làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng nhiều các triệu chứng khác gây ra táo bón ở trẻ.
  • Trẻ nhỏ bị mắc bệnh phì đại tràng bẩm sinh thường có cân nặng nhẹ hơn so với trẻ không mắc bệnh, thường bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ khi đi ngoài. Trẻ mắc bệnh nếu không được mổ sẽ dẫn đến biến chứng phình đại tràng, nhiễm độc, sốc nhiễm trùng và nguy hiểm hơn là có nguy cơ bị thủng ruột.
  • Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng sẽ có nguy cơ bị táo bón kéo dài.
  • Ngoài ra, nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị táo lâu ngày có thể do các bệnh liên quan đến thần kinh như: bại não, chậm phát triển về trí tuệ hoặc cột sống…Những trẻ này thường gặp phải các vấn đề về vận động: thiếu sự phối hợp vận động ruột, cửa động ruột bất thường…

 

Hậu quả khi trẻ nhỏ bị táo bón lâu ngày

Trẻ bị táo bón kéo dài là tình trạng xảy ra thường xuyên ở trẻ nhỏ trong bất kỳ độ tuổi nào. Chính vì vậy, các cha mẹ cho rằng táo bón có thể tự hết mà không cần quá quan tâm đến nó. Sự chủ quan và thiếu hiểu biết này có thể khiến sức khỏe của trẻ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

những-biến-chứng-nguy-hiểm-khi-trẻ-bị-táo-bón-lâu-ngày

Một số hậu quả khi trẻ bị táo bón nặng như:

  • Tích tụ độc tố trong cơ thể: Việc đi đại tiện giúp cơ thể chúng ta thải được độc tố ra bên ngoài mỗi ngày. Nhưng khi bị táo bón thì việc đi đại tiện rất khó khăn, khi đó chất độc sẽ bị tồn đọng lại gây ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể.
  • Bệnh trĩ: Là một trong những biến chứng nghiêm trọng và thường gặp nhất khi trẻ bị táo bón nặng. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng phân tích tụ lại trong trực tràng làm cản trở sự lưu thông và tuần hoàn máu. Khi đi đại tiện, việc rặn quá sức khiến các tĩnh mạch hậu môn trực tràng căng giãn từ đó hình thành nên các búi trĩ.
  • Nứt hậu môn: Phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng dần trở nên to và rắn chắc. Khối lượng phân lớn hơn độ giãn nở của ống hậu môn khiến trẻ phải rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện dẫn đến tình trạng hậu môn bị nứt rách, chảy máu và gây đau đớn.
  • Nhiễm nấm và vi khuẩn: Trực tràng và hậu môn là nơi các loại vi khuẩn trú ngụ. Phân to và cứng làm trực tràng, hậu môn bị tổn thương tạo ra những vết nứt, rách. Vị trí này có thể dễ dàng bị viêm nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Giãn đại tràng: Táo bón ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến trẻ bi giãn đại tràng, làm giảm cảm nhận của trực tràng và lâu dần làm mất phản xạ buồn đi vệ sinh của trẻ. Điều này càng khiến tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày trở nên trầm trọng.

 

Qua bài viết Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón lâu ngày Gabe hy vọng sẽ giúp cho cha mẹ có thêm kiến thức đầy đủ về những biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón kéo dài để từ đó có cách điều trị đúng phù hợp.

Nếu thấy bài viết Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón lâu ngày hay và thú vị hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

 

Liên hệ với Gabe:

• Website: gabe.vn

• Fanpage: Gabe.vn

• Địa chỉ: Số 77, ngõ 46, đường Việt Bắc, Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
• Hotline: 02082233999
• Email: lienhe@gabe.vn

Share: