Yêu cầu đăng nhập
Bạn cần đăng nhập để xem mục này
Đăng nhập16/12/2021
Câu chuyện về cách nuôi dạy con và những lời phán xét thực sự áp lực đối với các mẹ. Việc bị người thân, thậm chí cả chồng hay cả người lạ cũng lên mặt “dạy cách làm mẹ” sẽ khiến mẹ thật sự khó chịu. Có nhiều người đặt ra câu hỏi tuyệt chiêu giúp mẹ bình tĩnh và cư xử sao cho đúng và không làm mất lòng mọi người mà vẫn khiến mẹ thấy thoải mái là gì?
Cho dù mẹ chọn cách nuôi con như thế nào thì sẽ có lúc mẹ nghe được lời nhận xét, đánh giá của người khác. Có người thân chỉ trích về cách nuôi nấng con cái có thể khiến bạn bị tổn thương nhưng ngay cả một lời nhận xét trái chiều từ một người lạ cũng có thể là một sự khó chịu. Thỉnh thoảng, lời khuyên được đưa ra cũng là một viên ngọc quý để mình trân trọng và học cách áp dụng. Nhưng đôi khi việc gạt đi những nhận xét này sang một bên và quên chúng đi lại là cách tốt nhất.
Bí quyết ở đây là mẹ cần tìm ra được những gì mình có thể lắng nghe và những gì mình nên bỏ ngoài tai. Tìm ra những gì cần điều chỉnh và lợi ích từ việc điều chỉnh cách nuôi con đó.
Mẹ có thể tham khảo những câu hỏi dưới đây để tự hỏi bản thân mình và giúp mình phân biệt được đâu là lời khuyên hữu ích và đâu đơn thuần chỉ là lời chỉ trích, phê phán cũng như cách mình phản ứng trước những lời khuyên ấy:
Trước khi bản thân mình cảm thấy nhức nhối về những gì họ nói giống như một sự phê bình, hãy xem xét lại rằng: Mẹ có nhờ họ tư vấn không? Hay nó đơn thuần chỉ là một lời khuyên được người đó tự nguyện nói ra? Nếu đó là ý kiến người khác đưa ra khi mẹ nhờ tư vấn thì mẹ hãy chấp nhận vì đây là ý kiến riêng của người đó.
Mẹ cần tự hỏi bản thân
Phản ứng lại bằng cách nói một cách rõ ràng mẹ mong muốn họ giúp đỡ như thế nào.
Thật sự khó khi mẹ yêu cầu sự giúp đỡ nhưng lại nhận được câu trả lời mà mình không thích, khiến mẹ khó chịu. Nhưng hãy cố gắng tránh đổ lỗi cho người khác vì đã đưa ra quan điểm của họ khi bạn hỏi về nó. Mẹ nên:
1. Làm rõ mong muốn của mẹ: Thay vì hỏi ý kiến bạn bè hoặc thành viên trong gia đình mẹ hãy nói ra nhưng yêu cầu cụ thể. Mẹ có thể nói với ông bà: “con đã quyết định nuôi con theo cách này. Con biết bố mẹ có thể không đồng ý nhưng điều con cần ở mẹ [...] (chỉ là sự lắng nghe, sự động viên/khích lệ, không phán xét…)”.
2. Nếu mẹ là người xin ý kiến, lời khuyên từ người khác thì hãy sẵn sàng đón nhận để nghe nó. Trước khi hỏi ý kiến mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng để nghe những lời tiêu cực.
Tìm kiếm lời khuyên từ người khác đôi khi đòi hỏi bản thân mình bị “tổn thương” một chút. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn có thể chấp nhận người thân của mình sẽ nói những thứ hơi khó nghe.
3. Tìm kiếm những chuyên gia có kinh nghiệm hoặc đã được đào tạo về vấn đề mình quan tâm. Mẹ sẽ nhận ra rằng ý kiến của người có kinh nghiệm, có chuyên môn sẽ khác hẳn với ý kiến của bạn bè hoặc người thân. Ví dụ, mẹ đang đau đầu vì nguồn sữa ít, một chuyên gia nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp bạn tốt hơn là người thân chưa từng nuôi con.
Nếu mẹ nhận được những lời khó nghe và cảm thấy rất buồn bực, xót xa và cảm thấy họ như vắt chanh vào vết thương của mình vậy thì hãy dành cho mình một chút thời gian để bình tĩnh lại. Hãy suy nghĩ xem thực sự người đang phê phán cách nuôi dạy con của mẹ nghĩ gì?
Xem xét mục đích người nói là gì?
Có phải người đó nói với mẹ như vậy vì lo cho mẹ và bé hay không? Người đó đã cố gắng thể hiện sự tôn trọng, yêu thương với mẹ và gia đình mẹ chưa?
Mẹ nên phản ứng lại bằng cách thiết lập rõ ràng mối quan hệ
Nếu vậy mẹ có thể kiềm chế những hành động “phòng thủ quá mức” của mình. Hãy cân nhắc ý kiến của người đó: Nếu có ý tốt mẹ hãy ghi nhận hoặc từ chối nhẹ nhàng, phù hợp. Mẹ hãy tập trung vào mong muốn cuối cùng chứ đừng tập trung vào lời nói.
Mẹ có thể tự quyết định rằng người nói đang rất lo lắng hoặc chưa thể thấu hiểu, lời khuyên của họ có ý tốt nhưng đơn giản là mẹ không muốn thực hiện. Nếu không thể phớt lờ ý kiến đó đi mẹ hãy đặt ranh giới cho mối quan hệ đó.
Mẹ hãy nói với người đó rằng mẹ và bé đang cảm thấy thoải mái với phương pháp nuôi dạy con của mình một cách tích cực nhất có thể. Và mẹ không cần thêm lời khuyên về vấn đề này nữa.
Đôi khi các mẹ rất dễ mắc sai lầm khi đọc những lời bình luận vì hiểu sai lời khuyên của người khác.
Điều này xảy ra khi tiêu cực xâm chiếm tâm trí của mẹ, và mẹ sa vào phân tích quá đà những gì mẹ đọc được. Điều này còn đặc biệt xảy ra trong thế giới “trò chuyện điện tử” hiện nay. Và thế là mẹ nhanh chóng đáp trả lại bình luận kia thậm chí không kịp suy nghĩ thêm.
Mẹ cần tử chủ khi đọc bình luận tiêu cực
Để hạn chế tình trạng này mẹ hãy tích cực lắng nghe và đặt câu hỏi nếu cần
Lắng nghe tích cực là khi bạn vừa sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ của mình để trả lời họ. Nếu mẹ không chắc chắn thì có thể hỏi lại cho rõ: "Ý của chị là như thế nào khi nói [...]? Chị có thể nói rõ hơn một chút được không?" Khi mẹ trao đổi rõ ràng, nó sẽ giúp mối quan hệ thêm bền vững hơn thay vì bị tổn hại vì hiểu nhầm ý nhau.
Trong trường hợp nói chuyện qua các thiết bị điện tử, mẹ không thể nghe thấy giọng nói và giọng điệu của bạn bè, người thân.
Vì thế khi đọc một trạng thái, một dòng tin nhắn khiến mẹ sối máu mẹ sẽ nghĩ ngay “có phải mình đang bị chỉ trích không?” Mẹ hãy bình tĩnh nhé và có thể tìm kiếm người đó để mình trò chuyện trực tiếp. Mẹ có thể thấy nhẹ nhõm hơn nhiều nếu mình biết được câu trả lời chính xác.
Trong quá trình nuôi dạy con chắc chắn mẹ sẽ được nghe những lời khuyên hoặc “kinh nghiệm” không tương thích với ý kiến chuyên gia và khác với những gì mình đã đọc và tìm hiểu được từ các bác sĩ trước đó, chẳng như cho con ăn bao nhiêu là đủ, cho con ngủ như thế nào,...
Phản ứng lại bằng cách không quan tâm hoặc cung cấp thêm thông tin cho họ
Trong trường họp này đó là lựa chọn tốt nhất cho mẹ. Mẹ có thể gật đầu mỉm cười hoặc đưa ra những thông tin chính xác cho người đó. Mẹ lựa chọn phương pháp nào thì sẽ còn tùy thuộc vào tình huống và con người ở đó.
Nhiều khi, những người thân lớn tuổi thường hào hứng đưa ra lời khuyên với những câu như: “Này, ngày xưa khi mẹ chăm chồng con, mẹ thường […]” Bạn có thể trả lời đơn giản: “Thật ạ?” và để họ có cho riêng mình một “khoảng trời” (trong khi tự mình biết rằng những thông tin mình có đã được cập nhật và chính xác hơn). Hoặc bạn có thể trả lời một câu đơn giản như là: Hiện nay các bác sĩ khuyên là […] và con thì thấy thoải mái với việc đó ạ.”
Cuối cùng, mẹ hãy thực sự chậm lại để xem xét liệu mẹ có cư xử sai không. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm. Hoặc thật sự là mẹ đã có định kiến với người đưa ra lời khuyên chứ không phải do lời khuyên đó.
Đôi khi mẹ đang bật chế độ “phòng thủ quá đáng”. Đôi khi mẹ cảm thấy thất vọng khi con chưa đạt được những gì mẹ mong muốn khiến mẹ tự ái.
Hay đôi khi mẹ bị ám ảnh và cảm thấy như thể lúc nào gia đình cũng chỉ trích mẹ. Đột nhiên mọi bình luận, lời nói, lời khuyên đều khiền mẹ cực kỳ khó chịu.
Mẹ hãy nghe mà đừng nói gì
Điều này có vẻ hơi khó nhưng mẹ hãy thử cách này: Chỉ nghe mà không biện minh cho phương pháp nuôi con mà mẹ lựa chọn. Đơn giản chỉ cần trung thực với cảm xúc của mình để xoa dịu tình hình. Bạn có thể nói với người thân rằng chủ đề này hơi nhạy cảm với bạn hoặc nói cho họ biết rằng ngay lúc này mình cần nghe lời động viên hơn là những lời khuyên.
Bằng cách dành thời gian để suy nghĩ trước khi mình phản ứng, mẹ thực sự có thể tìm thấy những điều hữu ích và tránh cho mình những xung đột và cãi vã không cần thiết. Và mẹ cũng có thể thấy rằng nhiều khi người thân hay thậm chí bạn bè lại chính là những người mà mình khó có thể trao đổi thẳng thắn, rõ ràng vì sợ “mất lòng”. Nhưng hãy nghĩ đến những mối quan hệ thân thiết của mình, nó bền vững vì mẹ sẵn sàng trao đổi cởi mở và khi người đó cũng chịu lắng nghe mẹ chia sẻ về cách nuôi dạy con của mình.
Qua bài viết 5 tuyệt chiêu giúp mẹ bình tĩnh khi bị phán xét cách nuôi dạy con Gabe mong rằng bạn sẽ tự tin hơn và nuôi dưỡng con bằng tất cả những tình yêu thương mà mình có.
Nếu thấy bài viết 5 tuyệt chiêu giúp mẹ bình tĩnh khi bị phán xét cách nuôi dạy con hay và thú vị hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.
• Website: gabe.vn
• Fanpage: Gabe.vn
• Địa chỉ: Số 77, ngõ 46, đường Việt Bắc, Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
• Hotline: 02082233999
• Email: lienhe@gabe.vn