Yêu cầu đăng nhập
Bạn cần đăng nhập để xem mục này
Đăng nhập23/12/2021
Hãy cùng Gabe tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
1. Những điều cần biết về co giật do sốt
Sốt là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, các bệnh tự miễn hoặc các bệnh lý ác tính...
Phân loại sốt:
Khi nhiệt độ cơ thể trẻ trên 37.50C được xác định là sốt.
Nhiệt độ từ 37.50C - 380C là sốt nhẹ;
Nhiệt độ từ 380 C - 390C là sốt vừa;
Nhiệt độ từ 390C - 400C là sốt cao;
Nhiệt độ > 40 0C là sốt rất cao.
Co giật là những cơn co cơ kịch phát hoặc nhịp điệu và từng hồi, biểu hiện bằng những cơn co cứng hoặc những cơn co giật hay co cứng- co giật do sốt hoặc do các nguyên nhân khác.
Co giật do sốt là tất cả các cơn co giật đều xảy ra khi có sốt. Thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, chiếm 3-5% do não bộ của trẻ chưa phát triển toàn diện và có sự nhạy cảm với các rối loạn nhiệt độ trong cơ thể.
Có 2 loại co giật do sốt loại đơn giản và loại phức tạp. Khoảng 1/3 trẻ co giật do sốt là co giật phức tạp:
+ Cơn co giật đơn giản: là cơn toàn thể, kiểu tăng trương lực và co cứng cơ. Thời gian co giật 15 phút. Trẻ không rối loạn tri giác hay có bất kỳ dấu hiệu thần kinh nào sau cơn.
+ Co giật do sốt thể phức tạp: Co giật khu trú. Thời gian cơn giật kéo dài > 15 phút. Có từ 2 cơn co giật trở lên trong vòng 24 giờ.
Khi co giật, trẻ có thể có các biểu hiện như nôn ói, sùi bọt mép, tím tái, trẻ hoàn toàn mất tự chủ, hai hàm có khuynh hướng cắn chặt. Do đó ở trẻ đang mọc răng rất dễ gây tổn thương lưỡi.
2. Nguyên nhân gây sốt cao co giật ở trẻ
• Tình trạng nhiễm trùng: Nhiễm do siêu vi, nhiễm do vi khuẩn hoặc là tình trạng sau chích ngừa cũng có thể khiến trẻ bị sốt co giật. Ví dụ như chích ngừa sởi - quai bị - rubella, sau khoảng 1 - 2 tuần, trẻ có thể bị sốt và co giật.
• Yếu tố gia đình: Có thể tiến căn trong gia đình đã có những người bị co giật khi sốt như vậy lúc nhỏ như ba, mẹ, anh, chị.
• Yếu tố khác: mẹ hút >10 điếu thuốc lá/ ngày trong thời kỳ mang thai thì sinh con có nguy cơ cao bị co giật do sốt; nồng độ Ferritin huyết thanh thấp, thiếu sắt; suy dinh duỡng bào thai.
Tuy nhiên cho đến nay, hầu như chưa ai biết được tại sao trẻ lại bị co giật khi sốt. Một số suy đoán cho rằng tác nhân gây ra vấn đề co giật ở trẻ là do chất hóa học nào đó trong cơ thể tiết ra hơn là do nhiệt độ sốt.
3. Sốt cao dẫn đến co giật ảnh hưởng thế nào đến trẻ?
Tình trạng sốt co giật thường khiến người nhà rất sợ, nhất là cha mẹ rất hoảng hốt khi con bị sốt co giật. Nhiều bậc cha mẹ cũng lo lắng rằng đứa bé bị co giật sau này có thể bị ảnh hưởng não.
Tuy nhiên đây là một điều lo lắng tương đối chưa có cơ sở khoa học. Nói chung tình trạng sốt co giật hầu như không nguy hiểm và không để lại di chứng gì về thần kinh cho trẻ về sau. Tình trạng này cũng không gây tổn hại đến não, cũng như không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến trí thông minh của trẻ.
Cũng có nhiều cha mẹ lo lắng rằng trẻ bị sốt co giật là triệu chứng của bệnh động kinh. Điều này cũng không đúng. Bởi trẻ bị sốt co giật (febrile seizure hay febrile convulsion) không có nghĩa là trẻ bị động kinh. Động kinh (epilepsy) là tình trạng trẻ bị co giật ít nhất 2 - 3 lần trở lên mà không kèm theo sốt, nó khác hoàn toàn với sốt co giật.
4. Mẹ cần chuẩn bị sẵn gì trong tủ thuốc?
Tất cả các bà mẹ có con nhỏ đều nên có một tủ thuốc gia đình và để cách xa tầm tay với của trẻ.
Trong đó, nhất thiết cần có một nhiệt kế (thủy ngân hay điện tử đều được - tùy vào sở thích của mẹ).
Thuốc hạ sốt: Thường các bà mẹ nên có sẵn trong nhà 4 - 5 viên “đạn dược” (thuốc nhét hậu môn hình viên đạn) với các hàm lượng khác nhau tùy vào cân nặng của con mình.
Trẻ con thường sốt bất cứ lúc nào: Sáng, trưa, chiều, tối hoặc đêm; khi ở nhà, ở trường, khi đang đi du lịch. Do đó, việc mang theo thuốc và nhiệt kế cũng là điều nên làm.
Trẻ con sốt do nhiều nguyên nhân: Nhiễm siêu vi, nhiễm khuẩn, mọc răng, sau chích ngừa/tiêm phòng,... Nhưng dù là nguyên nhân gì, các mẹ trước hết phải xác định rõ: Liệu bé có sốt hay không bằng cách sờ cảm nhận, đo nhiệt độ bằng nhiệt kế.
Các vị trí có thể đặt nhiệt kế: Nách, hậu môn.
Thân nhiệt bình thường của trẻ dao động từ 36,5 - 37,5 độ C tùy thuộc vào thời tiết, quần áo,... trẻ đang mặc. Khi thấy nhiệt kế chỉ ngoài giới hạn trên, các mẹ nên chú ý trẻ bắt đầu có triệu chứng sốt (> 38,3 độ C nếu cặp ở nách được xem như là sốt).
5. Cha mẹ cần làm gì khi con bị co giật?
Khi thấy trẻ có cơn co giật, cha mẹ nên giữ bình tĩnh, không nên sợ hãi và thực hiện một số hướng dẫn xử trí sốt cao co giật sau để giảm thiểu rủi ro và tai nạn cho trẻ:
Những điều cha, mẹ cần ghi nhớ nếu cơn giật xảy ra
6. Phòng ngừa sốt co giật ở trẻ
Sốt co giật ở trẻ em rất dễ tái phát. Tuy nhiên, nếu biết cách xử lý ngay khi trẻ bị sốt thì sẽ phòng tránh được các cơn co giật xảy ra ở trẻ. Dưới đây là một số cách phòng tránh cơn co giật khi trẻ bị sốt.
Sốt cao co giật không phải là một hiện tượng hiếm gặp ở trẻ. Mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào các nguyên nhân gây co giật. Đối với sốt co giật lành tính sốt co giật ở trẻ thường tự giới hạn (thường cơn khoảng 2 – 5 phút), không để lại di chứng lâu dài.
Sau 5 tuổi, sốt co giật ở trẻ sẽ tự hết. Tuy nhiên, co giật đi kèm với sốt có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm, bệnh lý nhiễm trùng nặng như viêm màng não, viêm não... Bởi vậy, khi bé bị sốt cao kéo dài bạn nên đưa bé đến trung tâm y tế để được các bác sĩ khám và chẩn đoán sớm. Khi trẻ bị co giật do sốt cao thì cha mẹ phải hết sức bình tĩnh để chăm sóc trẻ đúng cách và sau khi hết cơn co giật phải đưa trẻ đến trung tâm y tế để khám và điều trị sớm.