Danh mục

MÁCH MẸ 9 DƯỠNG CHẤT QUAN TRỌNG TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG, GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

29/12/2021

Các ông bố bà mẹ thường tốn rất nhiều thời gian, công sức để chọn ra những thực phẩm bổ dưỡng cho con họ. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não mà còn tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ, bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ mắc bệnh. Những thực phẩm không cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.

 

Việc lựa chọn thực phẩm đủ các dưỡng chất quan trọng cho bé còn là một thử thách khi bạn có nhiều con không cùng độ tuổi và sở thích khác nhau. Sẽ có trẻ thích ăn trái cây tươi, rau và đậu, có trẻ chỉ ăn phô mai và xúc xích…

 

Nhưng đừng lo, bất kể con bạn có biếng ăn, sành ăn hay là một người có thể ăn hầu hết mọi món thì miễn sao lượng dưỡng chất con bạn nạp vào là cân đối và đầy đủ thì sẽ giúp con bạn phát triển trí não, cơ thể khỏe mạnh. Vì thế, với trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 13 (độ tuổi quan trọng cho sự phát triển) bố mẹ cần hết sức lưu ý xây dựng thói quen ăn uống của con thật khoa học. 

 

Vậy dinh dưỡng nào là quan trọng cho trẻ? Trẻ phải ăn bao nhiêu và tại sao? Dưới đây là danh sách những dưỡng chất cần thiết cho con. Các bà mẹ thông minh cần nắm rõ 9 dưỡng chất quan trọng đối với trí não và thể chất của bé cưng. Hãy cùng Gabevn đi tìm hiểu nhé!

 Bạn có biết rằng, cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật là hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bé?

Nhóm dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng cho bé mẹ cần biết:

 

1. Glucose

Não có thể phát triển tùy vào lượng glucose (đường trong máu). Đây được xem như nguồn "nhiên liệu" cần thiết. Bỏ một bữa ăn sáng có thể gây ra thiếu hụt glucose, đồng thời làm suy giảm nhận biết, khó tập trung.

Gan của trẻ chỉ tồn trữ lượng glucose này khoảng 4 giờ. Do đó, bé cần được ăn uống đầy đủ trước khi đến trường. Ở nhà, các bữa ăn của trẻ nên cách nhau từ 4 đến 5 giờ để giữ lượng đường quân bình trong máu và đủ để não hoạt động đứng chức năng.

 

2. Protein

Trẻ em cần nhiều protein hơn người lớn vì vẫn còn đang phát triển và có nhu cầu hình thành các tế bào mới lớn hơn.

Protein xây dựng hệ cơ và các mô khác trong cơ thể, hơn nữa chúng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. 

Một lượng vừa đủ thực phẩm giàu protein như cá, các loại thịt, đậu, trứng, các loại hạt và sữa chua… có chứa tất cả các axit amin thiết yếu quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của trẻ.

Axit amin giúp hình thành cơ bắp, máu, da, tóc, móng tay, hoóc-môn… rất cần thiết cho tiêu hóa tốt và một hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh. Thêm protein vào bữa ăn sẽ giúp trẻ no lâu hơn và bớt thèm đồ ngọt.

 

3. Sắt

Tình trạng thiếu chất sắt khá chủ yếu ở trẻ em, sắt đóng vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các tế bào. Thiếu chất này, trẻ sẽ giảm tập trung, trẻ sẽ bị thiếu máu, mất nhiệt huyết để đối đầu với thử thách và giảm động lực học hỏi.

Có thể chọn ngũ cốc cho bữa điểm tâm để tăng cường chất sắt cho cơ thể trẻ. Ngoài ra, trong bữa chính, bé nên dùng nhiều thịt có màu đỏ, cá hồi, cá ngừ, thịt gà, rau cải có lá xanh đậm...

 

 

4. A-xít folic

Folate được xem là dạng tự nhiên của chất dinh dưỡng này, trong khi đó A-xít folic lại là một dạng tổng hợp của vitamin B. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các hồng cầu và bạch cầu. 

Vì thế, nếu bé nào cơ thể thiếu quá nhiều axit folic sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi hoặc mau quên, dễ bị kích động... sau khi tập trung học trong một thời gian ngắn.

Những loại trái cây tươi, rau cải, nhất là rau bó xôi và nước cam là nguồn cung cấp axit folic dồi dào nhất.

 

5. Vitamin D

Sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến chứng loãng xương, ung thư vú, ung thư ruột, ung thư tiền liệt tuyến, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và trầm cảm. 

Vitamin D là dưỡng chất cần thiết cho quá trình hấp thụ canxi, giúp cơ thể phát triển tối đa và giữ xương luôn chắc khỏe. Trẻ em không được bổ sung đủ vitamin D sẽ có nguy cơ mắc bệnh còi xương. 

Vitamin D là nguồn dinh dưỡng khá hiếm trong thức ăn nhưng bạn có thể bổ sung vitamin D bằng những sản phẩm làm từ sữa, ngũ cốc, nước cam hoặc viên bổ sung multivitamin. Ngoài ra những loại cá có nhiều chất béo như cá hồi và cá ngừ cũng rất giàu vitamin D.

Bạn có thể cho trẻ tắm nắng sáng sớm để bổ sung vitamin D. Tuy nhiên ra nắng quá lâu hoặc tắm nắng từ 11-3h trưa sẽ làm da bị cháy nắng và có thể dẫn đến ung thư da.

 

6. Canxi

Canxi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thể chất của trẻ, đặc biệt với hệ xương. 

Ngoài ra, canxi còn giúp ổn định nhịp tim, ngăn ngừa các khối máu đông và hỗ trợ cho chức năng của hệ cơ. Khi trẻ không có đủ canxi, cơ thể buộc phải lấy canxi từ xương để hoàn thành các chức năng khác. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Cha mẹ cũng cần chú ý không cho trẻ hấp thụ các thực phẩm chứa caffeine bởi caffeine có thể gây ra tình trạng tiêu hủy canxi có trong xương.

Những loại thực phẩm giàu canxi nhất là sữa và các thực phẩm bắt nguồn từ sữa như: pho mát, bơ, sữa chua…, các loại rau màu xanh đậm, cá, men bia và hạt vừng.

 

 

7. Kẽm

Sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể bé có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận biết hoặc có thể làm khả năng này suy kém đi.

Thịt và hải sản là nguồn cung cấp kẽm rất lớn. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ dùng thêm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bí đỏ...

 

8. Vitamin C

Đây là dưỡng chất rất cần thiết để xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển não bộ, tăng cường sự chữa lành vết thương và giúp cơ thể hấp thu chất khoáng.

Vitamin C đảm bảo cho hệ miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả trong việc chống lại virus, vi khuẩn, các vẫn đề hô hấp, cảm cúm….

Vitamin C còn là chất giúp hấp thụ hiệu quả sắt, canxi. Axit folic từ thức ăn.

Những loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C như: trái cây tươi và rau như cam, dâu, cải, kiwi, bắp cải và nước ép.

 

9. Vitamin E

Vitamin E rất quan trọng trong việc tăng cường sự khỏe mạnh cho hệ miễn dịch bởi chúng là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa cực kỳ mạnh mẽ.

Bạn có thể bổ sung lượng vitamin E cho trẻ thông qua việc tiêu thụ các loại bột ngũ cốc, dầu ép từ hạt hướng dương, lúa mỳ, các loại hạt và bơ đậu phộng nguyên chất.

 

Trước tình hình dịch bệnh do Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp như ngày nay, việc bảo vệ sức khỏe con trẻ là điều vô cùng thiết yếu. Hãy bắt đầu việc này bằng cách đặt từng nền móng nhỏ, vững chắc qua việc bổ sung dinh dưỡng, các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Chín dưỡng chất trên cần được bổ sung mỗi ngày. Có như vậy, trẻ mới phát triển trí não lẫn cơ thể, tăng cường sức đề kháng để đối chọi với tác nhân gây bệnh bên ngoài. Mẹ hãy chú ý bổ sung trong thực đơn hàng ngày của con nhé.

 

Share: