Danh mục

Những dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

22/11/2022

những-dấu-hiệu-nguy-hiểm-khi-trẻ-bị-ngã-đập-đầu-xuống-đất

Trẻ nhỏ vốn hiếu động và nghịch ngợm nên có nhiều tình huống trẻ bị ngã đập đầu xuống đất xảy ra. Những cú va chạm này nhẹ thì chỉ xây xát ngoài da, nặng có thể dẫn đến chấn thương đầu nghiêm trọng.

trẻ bị ngã đập đầu phía trước hay trẻ bị ngã đập đầu phía sau thì cha mẹ cũng không nên chủ quan vì những va chạm này cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

 

Những chấn thương trẻ có thể gặp phải khi bị ngã đập đầu xuống đất

Đầu là bộ phận quan trọng giúp điều khiển mọi hoạt động và suy nghĩ của con người. Tùy vào nhiều yếu tố tác động như độ cao hay vùng va đập mà biến chứng gặp phải khi trẻ bị ngã đập trán xuống đất cũng khác nhau.

 

Chấn thương nhẹ

Hầu hết các trường hợp trẻ bị ngã, va chạm đơn thuần xảy ra khi trẻ nô đùa, vô tình bị vấp ngã hoặc ngã từ ghế hoặc giường thấp xuống đất. Vì thế trẻ có thể bị chấn thương nhẹ, xây xát ngoài da. Cụ thể hơn, những chấn thương nhẹ mà trẻ có thể gặp phải đó là:

  • Xây xước nhẹ ở vùng trán hoặc đầu.
  • Bầm tím, sưng to ở vùng trán hoặc đầu.
  • Chảy máy ở đầu. Do da đầu có nhiều mạch máu nên khi bị va chạm dễ bị chảy máu.

 

Chấn thương từ trung bình đến nặng

Trong nhiều tình huống trẻ bị ngã đập đầu phía trước hay trẻ bị ngã đập đầu phía sau cũng có thể gây nứt sọ ở vùng bị chấn thương. Đa số trường hợp bị nứt xương sọ chỉ gây nhức đầu và không cần can thiệp chữa trị nhiều vì vết thương có thể tự lành trong vài tuần. Tuy nhiên chấn thương này có thể gây nguy hiểm và tiềm ân nhiều rủi ro sau này cho trẻ.

Trong trường hợp bị va chạm mạnh hơn, trẻ có thể bị lõm, méo hộp sọ. ngoài ra trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như tổn thương nứt sọ, tụ máu ngoài màng cứng hoặc gãy xương não.

những-dấu-hiệu-nguy-hiểm-khi-trẻ-bị-ngã-đập-đầu-xuống-đất

Cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Sau khi trẻ bị ngã đập trán xuống đất, cha mẹ cần rửa sạch vết thương theo dõi sức khỏe của trẻ trong 24 – 48 giờ, nếu trẻ vẫn tỉnh táo, vận động bình thường thì cha mẹ có thể yên tâm là trẻ hoàn toàn khỏe mạnh mà không cần tới sự thăm khám của bác sĩ.

Trong thời gian theo dõi trẻ, cha mẹ nên giữ trẻ luôn tỉnh táo tối thiểu 1 giờ đồng hồ để xem xét và đánh giá tình trạng vết thương cũng như tình trạng thân thể của trẻ.

Cha mẹ nên làm sạch vết thương và băng bó vết rách trên da. Nếu trẻ bị nổi cục u cần duy trì chườm lạnh theo vòng lặp:  Chườm lạnh trong 20 phút và nghỉ 5 phút rồi chườm tiếp.

 

Một số dấu hiệu cảnh báo cấp cứu

Trong trường hợp trẻ bị ngã và khóc lớn, không bị chảy máu, không có dấu hiệu bị thương rõ ràng và nín khóc ngay khi được cha mẹ bế lên thì trẻ vẫn ổn, chưa rơi vào tình trạng khẩn cấp.

những-dấu-hiệu-nguy-hiểm-khi-trẻ-bị-ngã-đập-đầu-xuống-đất

Khi thấy những dấu hiệu sau, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay:

  • Trẻ bị bất tỉnh sau khi ngã.
  • Trẻ nôn mửa 3 lần trở nên.
  • Mũi hoặc tai của trẻ có tiết dịch/máu chảy ra.
  • Phần thóp mềm trên hộp sọ của trẻ bị sưng u.
  • Bầm tím, chảy máu, sưng tấy, có vết rách trên đầu.
  • Trẻ bị co giật.
  • Đi đứng mất thăng bằng.
  • Bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ trẻ không cư xử như bình thường (hôn mê, quấy khóc, không chịu ăn…).

 

Cách phòng ngừa trẻ nhỏ bị ngã đập đầu xuống đất

Để ngăn ngừa tình huống trẻ bị ngã đập trán xuống đất có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp phòng tránh sau:

  • Luôn để mắt đến trẻ, không để trẻ chơi một mình, đặc biệt là những trẻ còn nhỏ chỉ mới biết bò, biết đi…
  • Sắp xếp gọn gàng những đồ vật có thể leo lên để tránh cho trẻ leo trèo dễ bị ngã.
  • Võng/nôi cần được đặc biệt chú ý và che chắn cẩn thận để trẻ không bị ngã khi thay đổi tư thế.
  • Sử dụng các tấm chắn ở giường của trẻ, ban công, cầu thang…

những-dấu-hiệu-nguy-hiểm-khi-trẻ-bị-ngã-đập-đầu-xuống-đất

  • Hãy đảm bảo trẻ đi lại khi sàn nhà đã khô ráo, tránh bị trơn trượt dễ ngã.
  • Nên trải thảm hoặc tấm lót dưới chân giương để nếu trẻ không may bị ngã cũng không đau.
  • Nên giáo dục cho trẻ biết cách phòng tránh các tai nạn xảy ra.

 

Trẻ bị ngã đập đầu xuống đất là tình huống xảy ra khá phổ biến, tùy từng trường hợp mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng khác nhau. Cha mẹ cần nắm bắt được tình huống để kịp thời xử trí khi trẻ xảy ra va chạm.

 

Qua bài viết Những dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất Gabe hy vọng sẽ giúp cho cha mẹ biết cách xử trí cũng như cách phòng tránh khi trẻ bị ngã đập đầu phía trước hay trẻ bị ngã đập đầu phía sau.

Nếu thấy bài viết hay và thú vị hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

 

Liên hệ với Gabe:

• Website: gabe.vn

• Fanpage: Gabe.vn

• Địa chỉ: Số 77, ngõ 46, đường Việt Bắc, Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
• Hotline: 02082233999
• Email: lienhe@gabe.vn

Share: