Danh mục

Những kỹ năng cần biết khi trẻ bị điện giật

28/05/2022

Những-kỹ-năng-cần-biết-khi-trẻ-bị-điện-giật

Trẻ bị điện giật đôi khi là vì sự bất cần của người lớn, nhưng đôi khi cũng là vì sự tò mò ngây thơ của trẻ mà dẫn đến các hậu quả đáng tiếc. Và điều này đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở các gia đình có con nhỏ. Vậy Những kỹ năng cần biết khi trẻ bị điện giật là gì? hãy cùng Gabe tìm hiểu về điều này nhé!

 

Dấu hiệu trẻ bị điện giật

 

Để không nhầm lẫn với các căn bệnh khác ở trẻ và nhận ra vấn đề kịp thời nếu trẻ bị điện giật thì bố mẹ hãy xem kỹ các dấu hiệu sau đây nhé.

  • Trẻ gọi không lên tiếng, nằm bất động hoặc lên cơn co giật.
  • Mắt bị trợn ngược.
  • Vùng da bị phỏng hoặc nặng hơn là cháy sạm do điện.
  • Trẻ bị khó thở, thở dốc.
  • Trẻ bị tim ngừng đập đột ngột gây bất tỉnh.
  • Khi vô tình chạm vào trẻ, trong người trẻ sẽ tàn dư lại nguồn điện và bạn sẽ cảm thấy có điện truyền sang người bạn.
  • Khi nghi ngờ trẻ bị điện giật, bạn có thể dùng bút thử điện chạm vào người trẻ để xem có nguồn điện chạy trong người trẻ hay không. Bởi trẻ bị điện giật sẽ có tàn dư nguồn điện còn lại trong cơ thể ở một khoảng thời gian nhất định.

 

Kỹ năng sơ cứu cho trẻ khi bị điện giật

 Những-kỹ-năng-cần-biết-khi-trẻ-bị-điện-giật

Kỹ năng sơ cứu trẻ bị điện giật

Trẻ bị điện giật thường sẽ có tàn dư nguồn điện còn lại trong cơ thể. Để bảo vệ cho mình không bị điện giật theo thì bạn không được chạm trực tiếp vào trẻ mà nên đi găng tay hoặc mặc báo cách điện (có thể dùng áo mưa, găng tay ni lông) thì mới thực hiện sơ cứu cho trẻ.

  • Đặt trẻ nằm ngửa ở trên nền đất một cách nhẹ nhàng. Đất có khả năng hút điện nên hãy cho trẻ bị điện giật nằm trên nền đất để thực hiện sơ cứu. Đây là cách tốt nhất để loại bỏ tàn dư dòng điện chạy trong cơ thể trẻ.
  • Nếu trẻ bất tỉnh và ngưng thở, hãy hà hơi thổi nhẹ vào miệng bé để giúp bé hít thở trở lại.
  • Kiểm tra tim, nếu tim ngừng đập thì cần ép tim và hô hấp nhân tạo cho bé.

Trẻ bị điện giật luôn là trường hợp nguy hiểm khẩn cấp ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy nên ngay khi vừa phát hiện ra vấn đề thì hãy lập lực gọi cấp cứu và những kỹ năng sơ cứu trên chỉ là tạm thời giải quyết vấn đề và trì hoãn sự sống giúp trẻ. Bởi vậy phải nhanh chóng báo cho các bác sĩ gần nhất để kịp thời cấp cứu cho bé.

Lưu ý: Không nên trực tiếp bế sốc trẻ lên để đưa đi bệnh viện và cần gọi cho trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn cách sơ cứu tạm thời và chờ xe cấp cứu đến.

 

Hậu quả trẻ bị điện giật

 Những-kỹ-năng-cần-biết-khi-trẻ-bị-điện-giật

Hậu quả trẻ bị điện giật

Theo nghiên cứu cho thấy, phần lớn những trẻ bị điện giật thường sẽ bị ảnh hưởng đến não bộ và cả sức khỏe đến về sau

  • Hậu quả thường thấy nhất đó là trẻ sẽ có những vết sẻo do bỏng từ nguồn điện mang lại.
  • Rất nhiều trẻ bị điện giật xong sẽ bị khờ khạo, trí thông minh phát triển kém.
  • Có những bé bị điện giật xong thì sẽ mất trí nhớ, não bộ mãi mãi là một đứa trẻ cho dù cơ thể cứ thế lớn lên.
  • Một số bé sau khi bị điện giật sẽ để lại di chứng về thần kinh như méo mặt, méo mồm, tay chân bị co cúp.
  • Nghiêm trọng hơn cả đó là những bé không kịp thời sơ cứu nên đã không may mắn và đi xa khỏi thế giới này mãi mãi. Để lại nỗi buồn và sự mất mát rất lớn cho ngững người còn ở lại

Hậu quả trẻ bị điện giật mang lại vô cùng nghiêm trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sinh mạng của một con người và đem lại sự mất mát cho rất nhiều người. Bởi vậy cha mẹ, nhà trường và xã hội cần đề cao cảnh giác hơn nữa về vấn đề này đối với trẻ để không để lại những đáng tiếc về sau.

 

Phòng tránh trẻ bị điện giật

 Những-kỹ-năng-cần-biết-khi-trẻ-bị-điện-giật

Phòng tránh trẻ bị điện giật

Như ông ba ta từng nói phòng bệnh luôn quan trọng hơn chữa bệnh. Để vấn đề này không bị xảy ra thì cha mẹ cần đề cao và cảnh giác hơn với con trẻ về nguồn điện.

  • Dạy con biết sự nguy hiểm khi chạm vào điện.
  • Dạy con nguyên lý hoạt động của điện.
  • Cảnh báo nguy hiểm cho con và con không được phép chạm vào.
  • Cha mẹ hãy sửa chữa tất cả các nguồn điện trong nhà nếu có chỗ nào bị hở.
  • Tất cả các ổ điện trong nhà điều phải có bọc bảo vệ tránh trẻ nhỏ tò mò thò tay vào
  • Các đường dây, mạch điện trong nhà nên để gọn gàng và tốt nhất nên sử dụng các thiết bị điện tử không dây, nếu có dây nên chôn vào tường nhà.

 

Qua bài viết Những kỹ năng cần biết khi trẻ bị điện giật Gabe mong rằng bạn sẽ trau dồi cho con và cho bản thân mình những kỹ năng tốt nhất để giúp trẻ không bị điện giật và giúp trẻ thoát khỏi nguy hiểm khi bị điện giật.

Nếu thấy bài viết Những kỹ năng cần biết khi trẻ bị điện giật hay và thú vị hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.

 

Liên hệ với Gabe:

• Website: gabe.vn

• Fanpage: Gabe.vn

• Địa chỉ: Số 77, ngõ 46, đường Việt Bắc, Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
• Hotline: 02082233999
• Email: lienhe@gabe.vn

Share: