Yêu cầu đăng nhập
Bạn cần đăng nhập để xem mục này
Đăng nhập09/03/2022
Để biết được con mình có phải bị sốt hay không, phụ huynh cần hiểu rõ được các biểu hiện bị sốt ở trẻ.
Sốt ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến bởi vì hệ miễn dịch của trẻ em chưa thực sự hoàn thiện. Chính vì vậy, vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập gây hại cho sức khỏe. Khi bị tấn công bởi những tác nhân lạ thì sốt là phản ứng rất tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, bạn đừng nhầm lẫn sốt là một bệnh lý, chúng chỉ là triệu chứng, dấu hiệu.
Nhiệt độ bình thường của cơ thể con người nằm trong khoảng từ 36,5 – 37,50C. Về mặt sinh học, trẻ em cũng có nhiệt độ như người lớn nhưng trẻ em dễ bị sốt và sốt cao hơn do trung tâm điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn so với bình thường, nếu bạn đo nhiệt độ ở nách thì chúng từ 37,5 độ C trở lên. Tùy từng trường hợp, trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, trong đó bạn nên theo dõi sát sao nếu thân nhiệt của con cao hơn 38,5 độ C. Mẹ chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho con khi thân nhiệt tăng lên từ 38,5 – 39 độ C.
Bên cạnh biểu hiện thân nhiệt tăng cao, bé thường tỏ ra khá mệt mỏi, uể oải, hay quấy khóc, ăn uống kém hoặc thậm chí là bỏ ăn và không chơi đùa như bình thường.
Ngoài ra, khi trẻ bị sốt bạn sẽ thấy da dẻ của con trông nhợt nhạt hơn, nôn mửa liên tục và có một số bé còn bị khó thở. Cha mẹ cần theo dõi thật kỹ các biểu hiện của con thật cẩn thận và cho bé đi kiểm tra sớm, tránh những rủi ro xấu có thể xảy ra.
Nhìn chung, hiện tượng sốt xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó một số bệnh lý gây tình trạng trên đó là: viêm màng não, viêm não, sốt phát ban, viêm đường hô hấp,… Hiện tượng sốt cũng có thể xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm virus, 1 số virus có thể hay gặp gây bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng,…
Ngoài ra, các bé có triệu chứng sốt cao là do tác dụng phụ sau khi đi tiêm phòng vắc xin hoặc con bị sốt do mọc răng. Tuy nhiên, tình trạng trên thường kết thúc sau khoảng 1 – 2 ngày. Các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng về vấn đề trên.
Các cơn sốt ở trẻ có thể hình thành do nhiều nguyên nhân và phần lớn trẻ bị sốt do một số lý do chính sau:
1. Nhiễm trùng: Khi bị nhiễm trùng cách chiến đấu để phòng về tự nhiên của cơ thể là sốt. Đây là cơ chế xuất hiện để chống chọi với bệnh. Trẻ bị sốt do nhiễm trùng thường kèo dài từ 3-4 ngày.
2. Tiêm chủng: Đây là hiện tượng thường gặp và cơ chế phản ứng với thuốc. Vì vậy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng. Những cơn sốt này không đáng lo ngại và có thể sẽ hết sau khoảng 1-2 ngày
3. Mặc quá nhiều quần áo, ủ trẻ quá kỹ: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt.
4. Mọc răng: Việc mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 38oC, nhiều khả năng bé sốt không phải là do mọc răng. Ngoài ra, khi mọc răng bé còn có một số biểu hiện như: quấy khóc, biếng ăn…
5. Một số bệnh khác: Sốt có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết,… Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như: rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, ngủ li bì, vật vã hay hôn mê. Những tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Nhiều người quan niệm rằng sốt chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể, cho nên họ muốn để cơn sốt tự qua đi. Tốt nhất, ngay khi phát hiện bé bị sốt, cha mẹ nên tìm cách hạ sốt cho con.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể của chúng ta sẽ hoạt động tốt nhất trong giới hạn thân nhiệt cho phép. Cụ thể, nếu nhiệt độ cơ thể trong khoảng 37 độ C thì bạn đang có tình trạng sức khỏe đảm bảo nhất. Để em bé sinh hoạt bình thường, chúng ta không thể bỏ qua việc hạ sốt cho con.
Không những vậy, khi trẻ nhỏ bị sốt, các em có nguy cơ đối mặt với những biểu hiện khá nghiêm trọng, ví dụ như: sốt co giật, tay chân run hoặc là mất ý thức. Đây là hiện tượng cực kỳ nghiêm trọng, nếu không được xử lý đúng lúc, bé còn phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Sau khi nắm được những điều này, bạn nên nghiêm túc nghiên cứu các phương pháp giúp hạ sốt cho trẻ để bảo đảm sức khỏe ổn định nhất.
Khi cơ thể mệt mỏi, để con nghỉ ngơi luôn là điều tốt nhất. Vì thế, vào những ngày con bị ốm, ba mẹ nên cho con vận động nhẹ nhàng trong môi trường trong lành, thoáng đãng. Nên để con “cách ly” khỏi trời nắng gắt hoặc những nơi nhiều khói bụi. Hơn nữa, việc giữ con ở nhà khi đứa trẻ bị ốm còn giúp ngăn ngừa vi rút lây lan sang những người khác.
Ngoài ra, việc chăm sóc con ăn uống trong những ngày ốm sốt, khó chịu cũng rất quan trọng đó ba mẹ à! Một lưu ý là ưu tiên các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ hấp thụ để con nhanh chóng khỏe hơn như cháo, súp… nên cho bé ăn cháo giải cảm để hạ sốt, và tăng cường sức đề kháng. Thêm một điều lưu ý là ba mẹ hãy để con ăn theo nhu cầu của mình, đừng ép con ăn khi bé đang mệt mỏi hoặc không cảm thấy đói bụng.
Ba mẹ cũng đừng quên cho con uống nhiều nước.
Vì trong quá trình bị sốt bé đã bị thất thoát đi một lượng nước khá lớn nên cần liên tục bù đắp lại để bé không bị rơi vào trạng thái “khô hạn” và dẫn đến mệt mỏi, uể oải,…Ngoài nước lọc ra thì cũng có thể cho bé uống thêm nước trái cây và sinh tố. Nhưng lưu ý trẻ bú mẹ hoàn toàn thì không cần bổ sung nước nhé!
Một số loại nước ép có tác dụng hạ sốt, tăng cường sức đề kháng như: nước ép củ đậu, nước ép dưa leo, táo, dâu tây, carot… vừa có tác dụng hạ sốt mà lại vừa cung cấp thêm vitamin dồi dào cho cơ thể giúp cho cơ thể dễ dàng vượt qua vi rút gây bệnh.
Một gợi ý khác là nước dừa chứa rất ít calo và có tác dụng giống như nước oresol có tác dụng cung cấp chất điện giải, kali và vitamin C, rất tốt cho các bé đang bị sốt. Mẹ nên cho bé uống trong thời gian bé bị sốt để bù nước cho cơ thể nhé!
Nhiều ba mẹ hay nghĩ cho con ăn các chất quá bổ dưỡng như thịt bò, trứng, hải sản…để tẩm bổ. Điều đó không sai nhưng nên cân nhắc thời điểm. Thực tế, khi cơ thể mệt mỏi nếu dung nạp quá nhiều đạm cũng khiến con khó hấp thụ và mệt mỏi hơn. Thức ăn cần thiết nhất cho con chính là rau xanh vì nó có chứa thành phần Vitamin và khoáng chất lớn có thể làm cho cơn sốt dịu hẳn xuống.
Khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà, bạn nên lưu ý những điều sau để giúp bé mau hạ sốt:
Không tự ý cho bé dùng thuốc hạ sốt và tránh lạm dụng thuốc hạ sốt mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ
Khi trẻ bị sốt không nên ủ ấm, cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo. Nếu trẻ sốt và run, bạn cũng chỉ nên cho bé mặc đồ thoáng rộng, đắp chăn mỏng giúp cơ thể bé dễ tỏa nhiệt.
Không nên cho trẻ ở trong phòng quá kín, tù túng.
Không nên dùng khăn lạnh, nước đá để lau hạ sốt cho trẻ.
Không nên cho trẻ uống thuốc ngay khi trẻ vừa sốt. Chỉ dùng thuốc hạ sốt cho bé khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ để cơ thể con có thể hình thành khả năng tự bảo vệ bản thân trước bệnh tật.
Theo dõi sát sao các biểu hiện mà con gặp phải. Nếu sau 1 -2 ngày, tình trạng sốt của bé không giảm, bạn hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán.
Không sử dụng các bài thuốc dân gian để hạ sốt cho trẻ. Vì những bài thuốc này chưa được kiểm chứng y khoa nên tác dụng phụ của chúng thế nào chưa ai đánh giá được.
Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì có thể gây tổn thương não của trẻ (hội chứng Reye).
Đến đây thì chắc ba mẹ đã tự trả lời được câu hỏi con bị ốm sốt nên chăm só, ăn uống như thế nào rồi đúng không nào? Gabevn hi vọng mang đến cho các mẹ nhiều thông tin hữu ích và khiến việc chăm sóc con bị ốm, sốt trở nên nhẹ nhàng hơn phần nào nhé!