Danh mục

Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh

04/11/2022

những-điều-cần-biết-về-bệnh-đậu-mùa-khỉ-và-cách-phòng-tránh

Bệnh đậu mùa khỉ đang bùng phát trở lại và ngày càng lan rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), số ca nhiễm đậu mùa khỉ hiện khoảng hơn 5.000 trường hợp ở Mỹ và hơn 22.000 trường hợp mắc bệnh trên toàn cầu.

Phải làm sao để nhanh chóng phát hiện dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ để có biện pháp phòng ngừa cũng như phương pháp điều trị kịp thời? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

 

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Đậu mùa khỉ là bệnh gây ra bởi một loại virus có tên là Orthopoxvirus có cùng họ với virus bệnh đậu mùa, truyền nhiễm từ động vật sang người, cũng có thể lây truyền từ người sang người.

Tuy rằng khả năng lây lan và mức độ nghiêm trọng của đậu mùa khỉ được các chuyên gia y tế nhận định là ít hơn so với bệnh đậu mùa nhưng những tác động của nó đến sức khỏe người bệnh thì không hề nhỏ.

Một số trường hợp, sức khỏe của người mắc đậu mùa khỉ có thể bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ mang thai và những người bị ức chế hệ miễn dịch.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, viêm phổi, nhiễm trùng da, hay quên và gặp các vấn đề về mắt là những biến chứng mà đậu mùa khỉ mang lại.

Theo thống kê đến đầu tháng 10/2022, đã có 92 trên tổng số 204 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ghi nhận 68.000 ca mắc bệnh, trong số đó có 12 trường hợp tử vong vì dịch đậu mùa khỉ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố đợi bùng phát dịch đậu mùa khỉ đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế theo Điều lệ Y tế quốc tế bởi tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ về sự lan rộng của dịch bệnh tới các quốc gia khác khá rõ ràng vào ngày 23/7/2022.

những-điều-cần-biết-về-bệnh-đậu-mùa-khỉ-và-cách-phòng-tránh

 

Đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam đang dần trở lại và có nguy cơ bùng phát nhanh. Vậy đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

  • Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các vết thương ở da, niêm mạc hoặc máu, dịch tiết của người mắc bệnh/động vật mắc bệnh.
  • Lây truyền qua tiếp xúc gần qua đường giọt bắn nước bọt.
  • Lây truyền khi dùng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh.

 

Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ

Các dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:

  • Sốt (thường xuất hiện đầu tiên).
  • Đau nhức đầu dữ dội.
  • Đau lưng, đau các cơ.
  • Người ớn lạnh.
  • Kiệt sức, mệt mỏi, uể oải.
  • Nổi hạch bạch huyết.

Sau khi bị sốt từ 1 – 3 ngày, người mắc đậu mùa khỉ thường sẽ bị nổi mẩn, phát ban. Các vết phát ban có thể bắt đầu tại:

  • Toàn bộ mặt (bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ bị phát ban trên mặt chiếm tới 95%).
  • Lòng bàn tay, bàn chân (tỷ lệ phát ban ở lòng bàn tay, chân là 75%).
  • Trong khoang miệng.
  • Mắt (giác mạc và kết mạc).
  • Cơ quan sinh dục.

những-điều-cần-biết-về-bệnh-đậu-mùa-khỉ-và-cách-phòng-tránh

Vết phát ban sau 2 – 4 tuần sẽ phát triển theo từng giai đoạn, từ vết mẩn đỏ chuyển sang mụn mủ và cuối cùng đóng vảy rồi tróc ra. Bệnh nhân sẽ không còn khả năng lây bệnh cho người khác khi lớp vảy bong ra hết.

 

Điều trị dịch đậu mùa khỉ

Hầu hết các ca mắc đậu mùa khỉ thường tự khỏi trong vài tuần mà không cần điều trị cũng như không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sức khỏe.

Tuy nhiên, người mắc bệnh có thể sẽ cần đến bệnh viện để điều trị nếu các triệu chứng có diễn biến nghiêm trọng. Trong đó, người lớn tuổi, trẻ em hoặc những người có bệnh nền cần được đặc biệt quan tâm.

Hiện tại đậu mùa khỉ chưa có thuộc và vắc - xin đặc trị riêng biệt. Việc điều trị chủ yếu là làm thuyên giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng lâu dài.

 

Phòng ngừa dịch đậu mùa khỉ

Để chủ động phòng chống dịch đậu mùa khỉ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Không tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus đậu mùa khỉ (động vật trong vùng có dịch, động vật bị chết trong vùng có dịch, động vật bị bệnh, động vật nghi ngờ nhiễm bệnh...).
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi (chỉ ăn các loài động vật rõ nguồn gốc xuất xứ, đã qua kiểm định và được chế biến kỹ càng), rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
  • Không nên tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với người xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ. Trong trường hợp có người mắc hoặc nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ ở nơi cư trú/nơi làm việc cần báo cho cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời và tự động cách ly, không được tự ý điều trị.
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn thường xuyên, đặc biệt là khi tiếp xúc với người khác.
  • Tuy chưa có vắc – xin ngăn ngừa dịch đậu mùa khỉ nhưng việc tiêm vắc – xin phòng bệnh đậu mùa cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc đậu mùa khi tới 85%.
  • Theo dõi và thường xuyên cập nhật tin tức mới nhất về tình hình dịch đậu mùa khỉ để nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh.

những-điều-cần-biết-về-bệnh-đậu-mùa-khỉ-và-cách-phòng-tránh

Dịch đậu mùa khỉ trước đây chỉ xuất hiện tại châu Phi nhưng thời gian gần đây đã lan rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người dân nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh phù hợp, không nên chủ quan để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình và cộng đồng.

 

Qua bài viết Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh Gabe hy vọng đã giúp cha mẹ hiểu được bệnh đậu mùa khỉ là gì, dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ và có những biện pháp phòng tránh dịch bệnh hiệu quả cho cả gia đình.

Nếu thấy bài viết hay và thú vị hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

 

Liên hệ với Gabe:

• Website: gabe.vn

• Fanpage: Gabe.vn

• Địa chỉ: Số 77, ngõ 46, đường Việt Bắc, Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
• Hotline: 02082233999
• Email: lienhe@gabe.vn

Share: